Độ dày keo dán gạch bao nhiêu là đạt chuẩn?

Rate this post

 

Trong thi công, độ dày keo dán gạch là một trong những yếu tố có tính ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của bề mặt ốp lát và gạch. Vì thế, khi thi công, nếu độ dày keo dán gạch quá dày thì rất tốn kém chi phí. Ngược lại, quá mỏng thì không đảm bảo được độ bám dính cho bề mặt ốp lát. Vậy độ dày keo dán gạch bao nhiêu là đạt chuẩn? Hãy cùng tìm câu giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Độ dày keo dán gạch bao nhiêu là đạt chuẩn?

Thực tế trong thi công, độ dày keo dán gạch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí ốp lát, chất liệu loại gạch/đá sử dụng. Dưới đây là chia sẻ về tiêu chuẩn độ dày khác nhau cho một số loại keo dán gạch phổ biến

1. Độ dày keo dán gạch cho gạch lát nền

AD 4nXcbolG6graNYRbbxwKjgrAEoZhQGOaFCIaqSJAYOV0Twl975N6yoRNMprPsHqEDPorb 7dTKO9LgAajX RW9UQZ8yBgYROBQfV lSnOVNeYNxf40XbJ YoEK0ayN1eOoSWVo C6ZFGdTpVg8sTSbb42IcsA?key=cau FZWI0aodew3Dn Amiw

Hiện nay, gạch lát nền rất đa dạng về chất liệu, kích cỡ, tiết diện bề mặt,… Vì thế, rất khó trong việc đưa ra một quy chuẩn cụ thể cho độ dày keo dán gạch ở vị trí này, Thêm nữa, yếu tố khác như độ bằng phẳng của bề mặt, khu vực thi công cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng keo cần dùng.

Đa phần, với các khu vực nội thất, độ dày keo có thể từ 2-10mm. Những loại gạch có kích thước nhỏ từ 20×20, 30×30, 40×40 thì độ dày keo sẽ ở mức khoảng 2mm. Kích thước viên gạch càng lớn thì lớp keo cần dày hơn để độ bám dính được đảm bảo và chịu được trọng lực của gạch. Thêm nữa, khi sử dụng các loại đá tự nhiên thì độ dày keo dán gạch sẽ lớn hơn so với thông thường.

2. Độ dày keo dán gạch cho gạch ốp tường

Độ dày keo dán gạch cho gạch ốp tường cũng phụ thuộc vào những yếu tố tương tự như gạch lát nền. Ngoài ra, yếu tố trọng lượng của viên gạch là 1 yếu tố cần quan tâm đến vị gạch sẽ được ốp theo hướng thẳng đứng. Thông thường, với các viên gạch có độ mỏng, nhẹ thì keo sẽ có độ dày 2-4mm. Tương tự với các loại gạch có trọng lượng lớn thì lớp keo sẽ dày hơn từ 5-10mm để đảm bảo được độ bám dính của gạch.

3. Độ dày keo dán gạch ở khu vực ngoại thất

Khu vực ngoại thất là một khu vực đặc biệt vì chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác nhau của tự nhiên như nhiệt độ, ngoại lực và độ ẩm. Vì thế, độ dày keo dán gạch cho khu vực này phải tối thiểu 5mm trở lên để đảm bảo độ bám dính và tăng cường khả năng chịu lực. Tương tự, loại gạch đá có kích thước càng lớn thì độ dày keo cũng tăng lên tương ứng.

>>> CÁC LOẠI KEO DÁN GẠCH PHỔ BIẾN

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ dày keo dán gạch

Ngoài ra, độ dày keo dán gạch cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Để đảm bảo công trình có chất lượng cao thì các thợ thi công cần chú ý các yếu tố cơ bản sau:

1. Kích thước và loại gạch

Kích thước vật liệu ốp lát sẽ tỷ lệ thuận với độ dày keo dán gạch. Kích thước càng lớn thì lớp keo càng dày và ngược lại để đảm bảo được độ bám dính khi thi công.

Ngoài ra, chất liệu gạch cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến độ dày keo cần sử dụng. Ví dụ như gạch ít thấm nước thì lượng keo dùng sẽ ít hơn gạch thấm nước nhiều.

2. Loại keo dán gạch

Hiện nay trên thị trường, keo dán gạch rất đa dạng và có các tỷ lệ thành phần khác nhau nhằm phục vụ cho các nhu cầu, tiêu chí thi công nhất định. Vì thế, độ dày keo dán gạch cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

3. Độ bằng phẳng

Đối với các bề mặt phẳng, mịn thì lượng keo sử dụng cho bề mặt này sẽ tương đương với khuyến nghị. Ngược lại, các khu vực gồ ghề sẽ cần lượng keo nhiều hơn để tạo được sự bằng phẳng giúp tăng khả năng bám dính của vật liệu

4. Kích thước của bay răng cưa

Bay răng cưa là một công cụ cần thiết trong các thi công ốp lát. Độ dày keo dán gạch cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kích thước của răng bay. Người thi công nên chọn răng bay phù hợp với công trình để lấy được lượng keo vừa phải, dễ dàng điều chỉnh độ dày mỏng. Ngược lại, nếu sử dụng bay không phù hợp thì có thể khiến lớp keo quá dày hoặc quá mỏng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình. 

Lưu ý khi thi công để đảm bảo độ dính tối đa của keo dán gạch

Để công trình thi công ốp lát đảm bảo được độ bám dính tốt nhất có thể, thì ngoài việc tính toán đúng độ dày keo dán gạch thì người thi công cũng cần phải lưu ý những điều sau:

– Pha trộn keo đúng tỷ lệ: Keo dán gạch đem đến rất nhiều ưu điểm vượt trội cho thi công. Nhưng những ưu điểm đó chỉ phát huy khi được pha trộn đúng tỷ lệ khuyến nghị. Vì thế, trước khi thi công hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì

– Dùng đúng loại keo cho từng khu vực: Mỗi khu vực đều có đặc tính khác nhau tương ứng với từng loại keo cụ thể. Vì thế, để có thể phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo được độ bền đẹp cho công trình, hãy chọn đúng loại keo tương ứng cho từng khu vực

– Không pha trộn với xi măng: Việc pha trộn keo dán gạch với xi măng có thể dẫn đến thay đổi kết cấu của sản phẩm, gây ảnh hưởng đến độ bám dính và chất lượng thi công rất nhiều.

– Dàn đều keo bằng bay răng cưa: Nếu muốn keo dàn đều, đảm bảo được độ kết dính mà không bị lãng phí thì việc sử dụng bay răng cưa có chiều cao tương ứng là cần thiết. Việc chọn bay răng cưa phù hợp không những đáp ứng được yêu cầu cao của công trình mà giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều trong việc mua keo dán gạch.

AD 4nXchEZvd Mk7sa3Njlvksaj94 nKsIVHN 1j0w wiqzhRdKjb7 lyawstqqEhUbs55UAkzD17cnjQiwsfgpkXikHeb0RYz8KQhg00C2sh67INMDC0Lvtnpg6PlPT17Tjlak8IAtFG6JZ hzIlfNbXabHspE?key=cau FZWI0aodew3Dn Amiw

Lời kết

Qua bài viết này, có thể thấy độ dày keo dán gạch là một yếu tố rất quan trọng trong xây dựng. Vì thế, để đảm bảo cho ngôi nhà của mình đạt được chất lượng cao mà vẫn tiết kiệm được nhiều chi phí thì hãy tìm hiểu kỹ về yếu tố này qua các thông tin trên hoặc xin ý kiến chuyên gia nhé.

Để lại một bình luận